Sơ cứu, cấp cứu cần biết trước

最終更新日:2017年2月1日

Trường hợp trong gia đình hoặc khu vực lân cận có người bị thương, hãy sơ cứu, cấp cứu càng sớm càng tốt.

Phương pháp hồi sức tim phổi

Nếu thấy người bất tỉnh

Vừa vỗ vai vừa gọi người đó.
Nếu không có phản ứng, hãy nhờ chuyên chở AED và nhờ những người gần đó gọi số 119, kiểm tra hô hấp mà không hỗ trợ đường thở (xem cử động của ngực và bụng trong 10 giây).

Hồi sức tim phổi

Nếu không có hô hấp như bình thường, thực hiện ép tim ngoài lồng ngực 30 lần.
Sau khi ép tim ngoài lồng ngực, thực hiện hỗ trợ đường thở và hô hấp nhân tạo 2 lần.
Sau đó, lặp lại 30 lần ép tim ngoài lồng ngực và 2 lần hô hấp nhân tạo.

Trường hợp có nguy cơ truyền nhiễm do chất nôn hay máu, v.v…, không thực hiện hô hấp nhân tạo mà tiếp tục ép tim ngoài lồng ngực.

Bị bỏng

Bị bỏng画像
Ngâm chỗ bị bỏng từ 15 phút trở lên trong nước, làm mát kỹ càng.
Không cố gắng cởi đồ lót hay vớ mà hãy đổ nước nhẹ nhàng từ trên xuống.
Vì dễ nhiễm trùng nên hãy chú ý sao cho chỗ phồng da không bị rách.

Vết cắt

Vết cắt画像
Trường hợp không chảy nhiều máu, rửa vết thương bằng nước sạch, băng bó bằng băng gạc.

Chảy máu

Chảy máu画像
Nếu máu chảy nhiều, phủ vết thương bằng vải sạch hoặc băng gạc và giữ chặt.
Nếu giữ chặt mà máu vẫn không ngừng chảy, ấn vào điểm cầm máu gần tim.

Gãy xương

Gãy xương画像
Vì khi bị gãy chân thì chắc chắn sẽ bị sưng lên, nên hãy cởi giày và cắt quần áo.
Dùng tạp chí, thùng các-tông, tấm ván, v.v… để làm thanh nẹp, cố định phần bị gãy.
Đừng vận động quá sức mà hãy ngủ.
Những điều giới thiệu bên trên được giải thích đơn giản.

Trong phạm vi quyền hạn của Cục Phòng cháy chữa cháy Tokyo, chúng tôi đang tổ chức huấn lệnh cứu mệnh cấp cứu ở các địa phương.
Nếu tham dự huấn luyện sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Để biết thêm chi tiết vui lòng xem tại trang web của Cục Phòng cháy chữa cháy Tokyo
http://www.tfd.metro.tokyo.jp/

本ページに関するお問い合わせ

本ページに関するご意見をお聞かせください

本ページに関するアンケート
本ページの情報は役に立ちましたか?以下の選択肢であてはまるものにチェックを入れてください。
本ページは見つけやすかったですか?以下の選択肢であてはまるものにチェックを入れてください。

区政についてのご意見・ご質問は、ご意見フォームへ。